Phương pháp gây mê nội soi tiêu hóa

Phương pháp gây mê nội soi tiêu hóa

    Nội soi là một thủ thuật xâm lấn: Đưa ống soi vào đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng) để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của đường tiêu hóa.

Khi nội soi dạ dày: Bệnh nhân có thể khó chịu ở vùng cổ họng nhưng cảm giác đó sẽ hết rất nhanh.

Khi nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ bơm hơi vào trong lòng ruột để phục vụ cho thủ thuật nội soi và chẩn đoán bệnh, bệnh nhân sẽ hơi căng bụng, khó chịu và cảm giác đó sẽ hết khi kết thúc cuộc soi.

Để có cảm giác dễ chịu, không đau, không còn lo sợ khi nội soi, quý bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp nội soi đường tiêu hóa có gây mê.

 

Nội soi gây mê: Là người bệnh được gây mê trong quá trình nội soi. Thuốc mê sẽ được đưa vào đường tĩnh mạch với lượng phù hợp với cân nặng và thời gian nội soi. Bệnh nhân sẽ được ngũ nhanh, tỉnh nhanh, được theo dõi ít nhất một giờ sau nội soi và được về trong ngày (bệnh nhân không được điều khiển xe sau nội soi gây mê ).

Thuốc mê sử dụng là loại tốt nhất hiện nay, thời gian gây mê ngắn (khoản 10 phút), lượng thuốc mê ít nên gần như không hại đến sức khoẻ. Gây mê nội soi  cũng được áp dụng cho nội soi dạ dày và nội soi trực tràng ở trẻ em. Đây là phương pháp nội soi được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới.

Một số biến chứng: Là một thủ thuật y khoa nên ít nhiều cũng có rủi ro và biến chứng. Để hạn chế tối đa các biến chứng, trong một số trường hợp cụ thể, (như mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh huyết áp, tiểu đường…) bệnh nhân cần được Bác sỹ khám kỹ và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và dùng thuốc hồi sức trước khi tiến hành nội soi gây mê.

Lưu ý: Bệnh nhân muốn nội soi gây mê cần nhịn ăn tối thiểu 8 giờ và nhịn uống 3 giờ trước soi, cần có người nhà đi cùng